Thằn lằn

Liên hệ

Mô tả dự án

Tên thường gọi: Cây thằn lằn

Tên gọi khác: Vảy ốc, Trâu cổ

Tên khoa học: Ficus pumila. Họ Moraceae (Dâu Tằm)

 

Đặc điểm hình thái:

Dây thằn lằn có rễ bám mạnh nên cây có thể leo lên bề mặt thẳng đứng 3 đến 4 tầng.

Lá dây thằn lằn nhỏ hình tim dài khoảng 2.5 cm và rộng 2 cm phủ lên những bề mặt với một mạng gân chắc khỏe của cây, được bao phủ dày đặc tạo ra một thảm lá bề mặt trải dài. Lá dây thằn lằn già mọc cách tạo 2 hàng dọc theo những cành cây. Những chiếc lá già trông giống như da hơn những lá non, có màu xanh đậm.

Quả của dây thằn lằn là một loại như quả vả. Quả chỉ được mọc ra ở ngang thân cây, có màu xanh nhạt và dài khoảng 7.6 cm.

Đặc điểm sinh thái, sinh lý:

Dây leo thằn lằn có nguồn gốc ở Đông Á, được tìm thấy trên các hòn đảo phía nam của Nhật Bản, miền đông Trung Quốc và Việt Nam.

Dây thằn lằn ít phát triển trên đất khô. Dây thằn lằn ưa sáng hoặc chịu bóng. Đảm bảo nước cho cây khi đất khô lúc cây còn nhỏ, khi dây thằn lằn đã lớn có thể để chúng tự tìm nước dưới lòng đất.

Công dụng:

Dây thằn lằn là loài dây leo bám tường tạo bức màn màu xanh mát của tán lá dày đặc trên những khối không hấp dẫn, các bức tường bê tông giúp làm giảm tiếng ồn và làm đẹp cho không gian. Cây được ưa chuộng trồng ở các khu biệt thự, nghỉ dưỡng…tạo nên vẻ cổ kính, tươi xanh, mát mẻ cho không gian.

Các bộ phận của cây cũng có tác dụng chữa các bệnh viêm khớp xương, nhức mỏi chân tay, ngã, tổn thương, mụn nhọt, ngứa lở…

Dây thằn lằn còn được trồng lên các khung để tạo hình các con vật hay các hình khối.