Bàng Biển

Liên hệ

Mô tả dự án

Tên thường gọi: Bàng biển
Tên gọi khác: Nho biển, Tra
Tên khoa học: Coccoloba uvifera (L.) . Họ: Rau răm – Polygonaceae

 

Đặc điểm hình thái:

Cây thân gỗ lớn cao từ 10-20m, phân cành nhiều cong queo và nhẵn.

Lá rộng dạng tròn có gốc hình tim màu đỏ và đầu hơi lõm, phiến lá dày nhẵn có mép nguyên nhăn và màu xanh lục, gân nổi rõ cong đều.

Cụm hoa dạng chùm dài 10-20cm, mang nhiều hoa nhỏ màu lục vàng hoặc trắng, hoa có mùi thơm.

Quả mọng mập lớn đường kính khoảng 1cm. Khi còn xanh, quả ăn có vị chát nhưng lúc chín lại có vị mặn, ngọt, chua. Trẻ con ngoài đảo Trường Sa rất thích ăn loại quả này.

Đặc điểm sinh thái, sinh lý

Cây bàng biển có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Cây được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới. Tại Việt Nam cây bàng biển được trồng nhiều dọc bờ biển Nha Trang, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận,và một số các đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Cây bàng biển ưa sáng, thích hợp với đất cát, chịu được nắng nóng và khô hạn, dễ trồng mọc khỏe, nhân giống chủ yếu bằng gieo hạt.

Là loài cây mọc chậm, trong hai năm đầu hầu như cây không phát triển, đến năm thứ 3 mới bắt đầu sinh trưởng bình thường nhưng vẫn rất chậm. Cây trồng sau 10 năm mới đạt được chiều cao 3-4m.

Công dụng:

Do chịu được môi trường biển, gió mặn, đất cát, nắng nóng, khô hạn, bão tố, hiện tượng cát bay cát nhảy… nên bàng biển là loài cây rất phụ hợp cho các vùng đất ven biển. Cây được trồng để chắn gió, cát rất hữu hiệu. Cây còn được trồng làm cây xanh bóng mát cho các tuyến đường, các khu du lịch, sinh thái ven biển. Với thân lá cây đẹp, bàng biển cũng được sử dụng làm cây cảnh quan.

Không chỉ cho bóng mát, lá cây bàng biển còn được sử dụng như một loại rau xanh thông dụng đối với quân dân trên đảo Trường Sa. Quân dân trên đảo thường sử dụng lá tra non hoặc bánh tẻ để ăn sống hay ăn kèm với cá hấp, thịt luộc…